Khu vực phím tắt nội dung
Phím tắt vào menu chính
Đi đến văn bản

Tin sản phẩm
Các tin tức liên quan đến sản phẩm của Công ty TNHH Sản Xuất Cân Nhơn Hòa

Tin sản phẩm
Các tin tức liên quan đến sản phẩm của Công ty TNHH Sản Xuất Cân Nhơn Hòa

DẤU HIỆU CHO THẤY CƠ THỂ THIẾU VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT THIẾT YẾU CẦN BỔ SUNG
  • canly@nhonhoa.vn
  • 24/10/2024
  • 471

 Vitamin và các khoáng chất là nguồn dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với con người, mà cơ thể cần bổ sung từ bên ngoài chứ không tự tạo ra một cách đầy đủ được. Những vi chất này tham gia trực tiếp vào các hoạt động chuyển hóa và cung cấp năng lượng. Khi cơ thể thiếu vitamin, thiếu khoáng chất thì sẽ có một số biểu hiện đặc trưng. Nếu bạn chưa biết cách nhận biết tình trạng cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất, mời bạntham khảo bài viết sau từ cân Nhơn Hòa

 

 

1. Tìm hiểu về các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể:

1.1. Vitamin: 

Vitamin nhìn chung là dạng chất hữu cơ có khả năng tan được trong nước hoặc chất béo. Vitamin thực sự cần thiết cho sự trao đổi chất, tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

 

Dựa vào đặc tính của các loại vitamin, người ta chia vitamin thành 2 loại:

  • + Vitamin tan trong nước:

Bao gồm vitamin C và B, tan được trong nước, cần phải hòa tan trong nước trước khi được cơ thể hấp thụ nên không thể tích trữ trong cơ thể và khi cơ thể không dùng hết chúng sẽ mất dần qua bài tiết. Vì vậy, cần bổ sung vitamin hằng ngày để đảm bảo sức khỏe hoạt động tối ưu.

 

  • + Vitamin tan trong chất béo:

Vitamin A, D, E, K,..., chúng được lưu trữ trong mô mỡ của cơ thể, tích tụ và tồn tại trong cơ thể cho đến khi cần sử dụng. Vitamin tan trong chất béo tham gia phản ứng tạo nên các chất, cấu trúc, cơ quan và các mô của cơ thể.

 

1.2. Khoáng chất:

 

Khoáng chất là các thành phần vô cơ có từ nước và đất, được các loại động vật tiêu thụ hoặc thực vật hấp thụ rồi tồn tại bên trong chúng. Ngoài các khoáng chất phổ biến được nhiều người biết đến như là canxi, kali và natri thì vẫn có những loại khoáng chất vi chất như i-ốt, đồng, kẽm với hàm lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho cơ thể.

 

Khoáng chất là một nhóm các chất vô cơ đảm nhiệm nhiều vai trò chức năng khác nhau trong cơ thể con người. Các nguyên tố này được phân chia thành 2 nhóm chính:

  • + Microelements (nhóm yếu tố vi lượng): Cu, Fe, Co, Zn, Mn, I-ốt,... là các chất có hàm lượng nhỏ.
  • + Macroelements (nhóm yếu tố đa lượng): Mg, P, Ca, Na, K, Cl,... là các chất có hàm lượng lớn.

 

Khoáng chất giúp duy trì hoạt động, tham gia vào quá trình hình thành, phát triển của xương và răng; đảm bảo chức năng của hệ thần kinh; là thành phần chính trong chất lỏng và hệ thống mô của cơ thể.

Con người hấp thụ các khoáng chất thông qua hoạt động ăn uống hàng ngày, bởi chúng tồn tại chủ yếu trong các loại thực phẩm. Tình trạng thiếu hụt các chất khoáng khá phổ biến nhưng thường không có triệu chứng rõ riệt. Các đối tượng như phụ nữ mang thai, người có nếp sống thuần chay có nguy cơ thiếu sắt cao hơn so với người bình thường. Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng phong phú các thành phần dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.

 

  1. Vitamin và khoáng chất đóng vai trò gì đối với cơ thể?

Mỗi ngày cơ thể đều cần sản xuất ra các tế bào để duy trì hoạt động, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của các cơ quan bộ phận.

Vitamin và khoáng chất là dưỡng chất thiết yếu củng cố hệ xương, làm lành vết thương cũng như nâng cao hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, chúng cũng là điều kiện cần để giúp cho việc chuyển đổi thức ăn thành năng lượng và quá trình sửa chữa tổn thương tế bào của cơ thể trở nên dễ dàng.

Dung nạp đầy đủ các loại vi chất dinh dưỡng là điều kiện cần và đủ để cơ thể giữ được sự khỏe mạnh. Người thiếu hụt vitamin và khoáng chất dễ mắc phải các bệnh lý: còi xương, chảy máu chân răng, thị lực kém,...

Xem thêm về: 6 LỜI KHUYÊN CHO CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG - SINH HOẠT CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

2.2. Vai trò cụ thể của từng loại vitamin và khoáng chất cụ thể như sau:

A. Vitamin:

+ Vitamin nhóm B: giúp kích thích ăn ngon, làm da căng mịn có sức sống, tóc trở nên bóng mượt, tăng cường sự phát triển của hệ thần kinh.

+ Vitamin A: cải thiện thị lực, ngăn ngừa quá trình lão hóa.

+ Vitamin C: hỗ trợ làm chậm quá trình oxy hóa, tăng sức đề kháng, hỗ trợ trong các trường hợp bệnh lý xuất huyết,...

+ Vitamin D: kết hợp cùng với canxi có tác dụng giúp kích thích hệ xương phát triển. Nếu thiếu vitamin D, con người dễ mắc bệnh lý về xương khớp như còi xương, cong xương sống, mọc răng chậm,...

+ Vitamin E: Đây là nhóm vitamin có mối liên hệ đặc biệt với các bệnh lý về tế bào máu và da.

+ Vitamin K:  là thành phần quan trọng của hệ enzyme gan, tổng hợp ra các yếu tố đông máu, cần thiết cho sự hỗ trợ quá trình đông máu. Nếu cơ thể thiếu vitamin K, bạn có thể gặp phải tình trạng máu khó đông.

B. Khoáng chất:

+ Magie (Mg): là chất cần thiết cho hệ tiêu hóa, đặc biệt đối với xung thần kinh và cơ co thắt. Đồng thời, Magie kiểm soát lượng đường huyết, điều hòa huyết áp và duy trì sự chắc khỏe của xương.

+ Sắt (Fe): là chất quan trọng để phục vụ cho quá trình tạo máu. Nếu cơ thể thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu, đau đầu, chóng mặt, rụng tóc,...

+ Selen (Se): là chất cấu thành nên men glutathione peroxidase, có tác động ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cùng sự phát triển của bạch cầu. Cơ thể thiếu Selen là nguyên nhân làm cho hệ miễn dịch bị ức chế,  các chức năng bạch cầu suy giảm,...

+ Kẽm (Zn): là chất đóng vai trò tích cực trong việc tăng cường hoạt động của enzyme, bên cạnh việc bảo vệ vị giác và khứu giác, hỗ trợ miễn dịch và góp phần tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, kẽm cũng là “tác nhân” chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.

+ Đồng (Cu): là chất hình thành nên hồng cầu và hỗ trợ việc chuyển hóa sắt. Trên thực tế, đây cũng là khoáng chất cần thiết cho hoạt động của mạch máu, dây thần kinh, hệ thống miễn dịch và xương.

+ Clorua (Cl): khi kết hợp với Natri có thể mang lại sự cân bằng hệ chất lỏng cho cơ thể, đây cũng là thành phần cần thiết của dịch dạ dày.

+ Kali (K): rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương, Kali cũng giúp cân bằng chất lỏng của cơ thể. Nếu nồng độ Kali trong cơ thể không ổn định có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim.

+ Natri (Na): Bên cạnh vai trò là chất kết hợp cần thiết của Clorua, Natri giúp cân bằng dịch ngoại bào cũng như việc điều hòa huyết áp con người.

 

3. Dấu hiệu nhận biết cho thấy cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất:

Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho việc duy trì các chức năng sống, cơ thể chúng ta có cơ chế lên tiếng báo hiệu thông qua những dấu hiệu dễ nhận biết với biểu hiện đi kèm như sau:

3.1. Đối với thiếu hụt khoáng chất:

+ Thiếu Canxi: khi thấy các biểu hiện như tê ngứa đầu ngón tay, nhịp tim thay đổi thất thường đây có thể là dấu hiệu cho thấy lượng Canxi trong cơ thể đang bị thiếu hụt nghiêm trọng.

+ Thiếu Kali: Yếu cơ, thường xuyên táo bón, hay hồi hộp và gặp phải tình trạng chuột rút.

+ Thiếu Magie: Ăn không ngon miệng, có cảm giác buồn nôn, khó chịu. Trong một vài trường hợp, thiếu hụt Magie là nguyên nhân gây ra co thắt động mạch vành, nhịp tim thay đổi bất thường với các biểu hiện co cơ, bị chuột rút.

+ Thiếu Sắt: Cơ thể thường xuyên uể oải, mệt mỏi và khó chịu, móng tay giòn và dễ gãy,… là dấu hiệu cơ bản thường thấy ở cơ thể người bị thiếu sắt.
 

3.2. Đối với thiếu hụt vitamin:

+ Thiếu Vitamin A: Cơ thể trở nên mệt mỏi, chảy máu chân răng, thị lực giảm, làn da yếu và trở nên thiếu sức sống.

+ Thiếu Vitamin C: Môi khô nứt nẻ, da khô ráp, vết thương lâu lành, dễ bị chảy máu mũi và chảy máu chân răng.

+ Thiếu Vitamin D: Sự thiếu hụt vitamin D có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác đau nhức cơ, xương giòn, bị sâu răng, sỏi thận cùng khả năng hấp thu cacli kém.

+ Thiếu Vitamin B1: làm cho cơ thể mệt mỏi, dễ bị kích động, thường xuyên mất ngủ, cân nặng giảm sút, gặp các vấn đề liên quan đến tim mạch.

+ Thiếu Vitamin B2: da dễ bị đổ dầu và kích ứng, xuất hiện nhiều tình trạng mẩn đỏ, viêm nang lông,…

+ Thiếu Vitamin B3: Bạn dễ gặp phải các vấn đề về đường ruột, hơi thở có mùi khó chịu...

+ Thiếu Vitamin B5: Thường xuyên mất ngủ, bị chuột rút...

+ Thiếu Vitamin B6: khiến cơ thể gặp phải các vấn đề liên quan đến làn da khô, tóc xơ rối và dễ rụng.

+ Thiếu Vitamin B12: Ăn không ngon miệng, cơ thể dễ trở nên mệt mỏi, da tái nhợt, thường xuyên táo bón và dễ đầy hơi.

+ Thiếu Kẽm (Zn): gây rụng tóc, giảm thị lực, vết thương lâu lành và thường xuyên gặp phải các vấn đề về da,…

 

4. Vitamin và khoáng chất có ở loại thực phẩm nào?

Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, hãy lưu ý việc cung cấp cho cơ thể vitamin và khoáng chất cần thiết vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày thông qua các nguồn thực phẩm khác nhau:

  • + Canxi: Có thể tìm thấy trong trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, bơ, phô mai,…
  • + Magie: Nguồn magie có thể có từ rau bina, đậu Hà Lan, đậu đen, hạnh nhân.
  • + Sắt: Nguồn sắt có thể tìm thấy trong thịt đỏ, gan, cá, rau bina, các loại đậu,…
  • + Vitamin A: Có hàm lượng cao trong: gan, sữa, cà rốt,trứng, khoai lang, dưa đỏ,…
  • + Vitamin C: Có hàm lượng cao trong: bông cải xanh, ớt chuông, cam, dâu tây, cà chua, kiwi,…
  • + Vitamin B: Có trong các loại ngũ cốc, trứng, cá hồi, nghêu, …
  • + Vitamin E: Có từ các nguồn thực phẩm như: các loại rau màu xanh đậm, bơ, quả hạch, ngũ cốc,…
     

Các loại vi chất dinh dưỡng sẽ thực hiện những chức năng khác nhau trong cơ thể. Tùy theo giới tính, cường độ vận động và giai đoạn phát triển của cơ thể mà nhu cầu vitamin và khoáng chất của mỗi người có thể khác nhau. Bổ sung vừa đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để cơ thể hoạt động ổn định, bình thường là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều khiến cơ thể bị dư thừa các nguyên tố vi lượng cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Cách tốt nhất để “nạp” các loại vi chất thiết yếu này là chúng ta cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với sự phân chia và kết hợp thành phần – nhóm chất phù hợp. Đảm bảo sự đa dạng trong bữa ăn với lượng thức ăn vừa đủ để cơ thể hấp thu tối ưu nhất.
 

Cân nhà bếp Nhơn Hòa là công cụ chuyên dụng phục vụ trong nhà bếp, sản phẩm hỗ trợ định lượng thực phẩm, gia vị hoàn chỉnh, giúp người làm bếp theo dõi mức năng lượng tiêu thụ hàng ngày một cách phù hợp với phác đồ ăn uống khoa học. Đây cũng là “vật bất li thân” dành cho những ai đam mê “Eat Clean”, dùng để theo dõi lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Cân nhà bếp sử dụng chất liệu nhựa ABS - loại nhựa có tính ổn định cao, an toàn, bền bỉ với 3 mức cân tham khảo 500 g, 1000 g, 2000 g cho bạn lựa chọn. Trong chế độ ăn hàng ngày, không dừng lại ở việc lựa chọn loại thực phẩm nào để bổ sung cho cơ thể, mà ngay cả khối lượng - tỉ lệ thành phần mỗi loại cũng đóng vai trò quan trọng đến chiến lược đầu tư cho sức khỏe. Đầu tư cho sức khỏe là một hành trình lâu dài và bền vững. Với một cơ thể khỏe mạnh, chất lượng cuộc sống được tăng lên đồng thời giảm thiểu gánh nặng cho tương lai.

 

 

Trang bị những kiến thức về dinh dưỡng, theo đuổi thói quen ăn uống lành mạnh, hướng đến cải thiện lối sống và tăng cường hoạt động thể chất giúp duy trì cân nặng - yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Sử dụng cân sức khỏe để theo dõi cân nặng tại nhà là việc làm cần thiết, bởi quản lý cân nặng không chỉ giúp con người tự tin mà còn là giải pháp bảo vệ và duy trì sức khỏe tối ưu.

 

 

Thông qua cân sức khỏe Nhơn Hòa, bạn có được số liệu trực quan của cơ thể, từ đó dễ dàng kiểm soát cân nặng, phát hiện sớm thay đổi, kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh hợp lý về chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập và bổ sung vi chất phù hợp.  

Chọn khu vực dưới đây để được chuyển đến Trung tâm bảo hành.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

CLOSE



TOP

NHƠN HÒA SCALE