Khu vực phím tắt nội dung
Phím tắt vào menu chính
Đi đến văn bản

Tin sản phẩm
Các tin tức liên quan đến sản phẩm của Công ty TNHH Sản Xuất Cân Nhơn Hòa

Tin sản phẩm
Các tin tức liên quan đến sản phẩm của Công ty TNHH Sản Xuất Cân Nhơn Hòa

NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ BIẾNG ĂN?
  • mai@nhonhoa.vn
  • 25/12/2024
  • 155

          Biếng ăn là tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 2 đến 3 tuổi. Các bé thường không chịu ăn, ăn ít, ngậm thức ăn trong miệng mà không chịu nhai nuốt, luôn nhăn mặt hoặc quấy khóc dữ dội và từ chối mọi sự giao tiếp với cha mẹ mỗi khi thấy thức ăn. Chính điều này khiến cho giờ ăn trở thành “cơn ác mộng” đối với các ông bố bà mẹ. Nỗi lo lắng con biếng ăn sẽ thiếu chất dinh dưỡng và kém phát triển khiến không ít bậc phụ huynh trở nên “stress”.

          Để có thể vượt qua tình trạng biếng ăn ở trẻ, việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân và các biện pháp có thể áp dụng là điều rất cần thiết, giúp cha mẹ có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.

1. Nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ

1.1. Ăn uống không tập trung

          Nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ đôi khi xuất phát từ chính những hành vi nuông chiều của cha mẹ như cho phép con xem tivi, điện thoại hay chơi đồ chơi trong lúc ăn. Về lâu dài sẽ hình thành cho các bé thói quen xấu, ăn uống không tập trung dẫn đến thời gian ăn bị kéo dài, đồ ăn nguội lạnh không tốt cho hệ tiêu hóa và cũng khiến bé dễ bị ngang bụng, không muốn ăn dù chưa ăn được nhiều.

 

1.2. Khung giờ ăn không cố định

          Trẻ không thể hình thành thói quen ăn uống ổn định nếu khung giờ ăn liên tục thay đổi. Điều này có thể dẫn đến việc các bé sẽ không cảm thấy đói khi đến giờ ăn, bỏ bữa hoặc ăn ít, ngoài ra còn gây rối loạn hệ tiêu hóa.

 

1.3. Không phải món ăn yêu thích

          Cha mẹ thường chiều chuộng, chỉ cho con ăn đồ chúng yêu thích, về lâu dài sẽ tạo thành thói quen xấu cho trẻ. Chúng sẽ bắt đầu từ chối ăn những món mình không thích, trở nên biếng ăn và dẫn đến tình trạng mất cân bằng chất dinh dưỡng.

          Tuy nhiên, việc ăn các món yêu thích với tần suất dày đặc vẫn có thể làm trẻ biếng ăn vì con sẽ trở nên ngán, mất “hứng thú” với món ăn.

 

 

1.4. Không khí bữa ăn căng thẳng

          Khi con không chịu ăn hoặc ăn chậm, nhiều bậc phụ huynh thường trở nên không kiên nhẫn, quát tháo và dọa nạt. Điều này rất dễ đưa tới tâm lý tiêu cực, khiến trẻ trở nên biếng ăn, “sợ hãi” giờ ăn cơm.

 

1.5. Trẻ có vấn đề về sức khỏe

          Cơ thể không khỏe trẻ cũng sẽ trở nên biếng ăn. Đặc biệt là khi mọc răng, rối loạn tiêu hóa, viêm họng,... gây ra ho, sốt, mệt mỏi và làm giảm cảm giác thèm ăn của trẻ.

 

2. Hậu quả của việc trẻ biếng ăn

          Không chịu ăn uống sẽ khiến cho trẻ chậm tăng cân và nếu kéo dài có thể bị suy dinh dưỡng. Khi đó, sức đề kháng của trẻ giảm đi khiến chúng dễ mắc bệnh hơn dẫn đến chứng biếng ăn ngày càng trở nên trầm trọng. Ngoài ra, thiếu hụt dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Các bé có nguy cơ bị còi cọc, ngoại hình thấp bé hơn so với các bạn cùng trang lứa.

 

Biếng ăn kéo dài khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi

          Muốn con có được sức khỏe và sự phát triển toàn diện tốt nhất, cha mẹ nên thường xuyên theo dõi để kịp thời nhận biết trẻ đang có dấu hiệu biếng ăn, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.

3. Nên làm gì khi trẻ biếng ăn?

3.1. Không la mắng, đe dọa, đánh đập

          Cha mẹ lo lắng, căng thẳng hay mất kiên nhẫn khi con trẻ biếng ăn là điều rất bình thường. Tuy nhiên không nên biến những áp lực đó thành tiếng la mắng, đe dọa hay thậm chí đánh đập vì điều này chỉ khiến cho mọi thứ càng trở nên tồi tệ. Thay vào đó, hãy tập kiên nhẫn và thấu hiểu tâm lý con trẻ nhiều hơn. Trẻ em cũng như người lớn, có những giai đoạn rất thèm ăn, có giai đoạn lại không muốn ăn gì. Đây là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ. Thay vì bắt ép, la mắng,... hãy tạo cho bé một môi trường ăn uống thoải mái và vui vẻ hơn.

 

3.2. Tôn trọng sở thích ăn uống trong giới hạn cho phép

          Tất cả chúng ta đều có món thích ăn và món không thích ăn, trẻ nhỏ cũng vậy. Tuy nhiên phải luôn có một giới hạn trong việc cho bé ăn các món khoái khẩu. Không nên ăn quá nhiều một món yêu thích, vừa tạo thói quen xấu vừa khiến con dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác. Thay vào đó, hãy cho ăn xen kẽ, ăn sau khi đã ăn những món khác với khẩu phần phù hợp nhằm tránh tình trạng bé đã ăn no nhưng vẫn cố ăn hết món chúng thích.

 

3.3. Lập “chiến thuật” kích thích vị giác của trẻ

          Cha mẹ hãy thử “đầu tư” nhiều hơn trong việc kích thích vị giác của trẻ bằng cách trình bày món ăn thật đẹp mắt, dễ thương. Ngoài ra, hãy thay đổi thực đơn mỗi ngày với nhiều cách chế biến khác nhau giúp các bé không bị nhàm chán trong việc ăn uống. Đặc biệt, luôn cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn để dù con không ăn nhiều nhưng vẫn nạp được lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

 

3.4. Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn chính

          Nếu muốn con ăn được nhiều hơn, cha mẹ không nên cho bé uống sữa, ăn bánh kẹo hay ăn bữa phụ gần sát thời gian với bữa ăn chính vì sẽ khiến bé no và không còn cảm giác thèm ăn.

 

3.5. Xây dựng khung giờ ăn cố định

          Khi trẻ ăn vào khung giờ cố định, cơ thể sẽ tự điều chỉnh và tạo ra cảm giác đói vào những thời điểm nhất định từ đó trẻ sẽ dễ dàng ăn đủ lượng thức ăn cần thiết. Thói quen ăn uống đúng giờ còn giúp giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa và các vấn đề liên quan.

 

3.6. Không cho trẻ vừa ăn vừa chơi

          Nhất định không để cho các bé vừa ăn vừa chơi. Thay vào đó hãy cho bé ăn cùng gia đình, trò chuyện qua lại để mối quan hệ giữa các thành viên thêm gắn kết và không khí bữa ăn cũng hài hòa hơn.

 

Cùng đồng hành và tập cho trẻ những thói quen tốt khi ăn uống

          Tuy nhiên, sau tất cả các phương pháp, thứ cần nhất vẫn là sự kiên trì, nhẫn nại của các bậc phụ huynh bởi chăm sóc trẻ biếng ăn luôn là một quá trình dài hơi đòi hỏi rất nhiều tâm huyết và công sức.

4. Cân trẻ sơ sinh Nhơn Hòa - “chuyên gia” trong việc kiểm tra cân nặng cho bé

          Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, cân nặng sẽ phần nào phản ánh về tình trạng ăn uống cũng như cách bổ sung dinh dưỡng cho bé có đang mang lại hiệu quả hay không. Chính vì thế, việc sở hữu một chiếc cân giúp theo dõi cân nặng thường xuyên một cách tiện dụng là điều không thể thiếu.

          Cân trẻ sơ sinh Nhơn Hòa có mức cân tối đa 20 kg với phần đĩa cân được chế tạo từ chất liệu nhựa PP không màu, không mùi, không độc hại, phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, đĩa cân có kích thước lớn (540 x 265 x 80) mm và độ dày 3 mm mang lại sự vững chãi giúp các bậc phụ huynh có thể yên tâm khi đặt các bé lên cân.

-    Vỏ hộp cân được dập định hình từ Tole tấm mild - steel và được sơn tĩnh điện,  giúp tăng độ bền và bảo vệ cân khỏi tác động từ môi trường bên ngoài.

-    Mặt số 8 inches với các vạch chia và số hiển thị được in sắc nét, thuận tiện cho việc đọc kết quả đo.

-    Lò xo cân được làm từ thép lò xo, qua quá trình nhiệt luyện để đảm bảo tính đàn hồi. Bề mặt của lò xo được phủ lớp chống gỉ bằng công nghệ mạ Nikel. Đồng thời, tất cả chốt giữ khung đều được làm bằng thép không gỉ.

          Sở hữu Cân trẻ sơ sinh Nhơn Hòa 20 kg, các bậc phụ huynh sẽ có thể đo trọng lượng của bé thường xuyên, theo dõi quá trình và điều chỉnh chế độ ăn theo phác đồ dinh dưỡng phù hợp giúp bé có được sự phát triển về thể chất tốt nhất.

Tags: Cân trẻ sơ sinh | Cân Nhơn Hòa | Cân trẻ em | Trẻ biếng ăn

Chọn khu vực dưới đây để được chuyển đến Trung tâm bảo hành.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

CLOSE



TOP

NHƠN HÒA SCALE