Khu vực phím tắt nội dung
Phím tắt vào menu chính
Đi đến văn bản

Tin sản phẩm
Các tin tức liên quan đến sản phẩm của Công ty TNHH Sản Xuất Cân Nhơn Hòa

Tin sản phẩm
Các tin tức liên quan đến sản phẩm của Công ty TNHH Sản Xuất Cân Nhơn Hòa

PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM TỰ CHỈ HUY VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
  • mai@nhonhoa.vn
  • 15/08/2024
  • 799

Ăn dặm là một “chặng đường” quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Nó không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng, mà còn giúp trẻ làm quen với các loại thức ăn và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Trong những năm gần đây, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy đã ngày càng được nhiều cha mẹ quan tâm và áp dụng. So với các phương pháp ăn dặm truyền thống thì ăn dặm tự chỉ huy mang lại nhiều ưu điểm như giúp trẻ phát triển các kỹ năng ăn uống một cách tự nhiên, tăng cường sự độc lập và khám phá của trẻ trong quá trình ăn dặm. Tuy nhiên, để có thể áp dụng một cách hiệu quả và an toàn, trước tiên, cha mẹ cần tìm hiểu và nắm thật rõ về phương pháp này.

1. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là gì?

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning - BLW) là một phương pháp cho phép trẻ tự mình quyết định việc ăn uống, từ lựa chọn món ăn cho đến cách thức ăn. Theo đó, bé sẽ được tự do quyết định thứ tự ăn của các món đồng thời bộc lộ được sở thích ăn uống của bản thân. Chính vì thế, khi áp dụng phương pháp này bố mẹ phải tôn trọng những hành động của trẻ để các bé có thể tự do thể hiện và làm quen với việc ăn uống một cách tự nhiên nhất.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo thì thời điểm ăn dặm thích hợp nhất cho bé là từ 6 tháng tuổi bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh, có thể hấp thụ được những thức ăn khác ngoài sữa. Đồng thời, các loại thức ăn dặm phù hợp cũng là một yếu tố giúp trẻ bổ sung được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết mà sữa không thể cung cấp đủ. Tuy nhiên, không nhất thiết tới 6 tháng tuổi là bắt buộc phải cho trẻ ăn dặm mà còn cần dựa vào các đặc điểm phát triển của từng bé để xác định liệu bé đã sẵn sàng cho hành trình tập ăn hay chưa.

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng để ăn dặm

Khi trẻ đã bước vào cột mốc 6 tháng tuổi, hãy theo dõi các dấu hiệu sau đây để biết được bé đã sẵn sàng để ăn dặm hay chưa.

-    Trẻ đã giữ ổn định được phần đầu, có thể giữ tư thế ngồi cân bằng, điều này cho thấy hệ xương và cơ thể trẻ đã cứng cáp. Ngoài ra, các bộ phận của hệ tiêu hóa cũng đã sẵn sàng đảm nhận việc tiêu hóa thức ăn đặc hơn, không còn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ như trước.

-    Lưỡi trẻ không còn phản xạ đẩy vật lạ tự động như trước, đây là dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng tập ăn và nuốt thức ăn. Lúc này, cha mẹ có thể cho trẻ tập ăn dặm từ từ để trẻ làm quen.

-    Trẻ biết tự lấy thức ăn đưa vào miệng. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đói và cần thêm thức ăn khác bên cạnh sữa mẹ.

-    Trẻ cảm thấy thích thú và muốn ăn thức ăn của người lớn. Cha mẹ sẽ nhìn thấy biểu cảm háo hức, chờ mong khi thấy cha mẹ ăn hoặc cầm thức ăn của trẻ. Khi được cho, trẻ sẽ có xu hướng đưa lên miệng tập ăn.

-    Trẻ có phản xạ đưa môi dưới ra phía trước để khi được cha mẹ cho ăn, đây là phản xạ cần thiết để giúp ta nhận biết có thể dùng thìa đút thức ăn dặm cho trẻ.

Nếu trẻ vượt quá 6 tháng tuổi nhưng chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy sẵn sàng ăn dặm, cha mẹ nên tiếp tục theo dõi và quan sát trẻ thật cẩn thận. Hãy thử cho trẻ ăn dặm lần đầu và quan sát phản xạ nuốt của trẻ. Nếu trẻ nuốt thức ăn được, điều đó chứng tỏ trẻ đã sẵn sàng và cha mẹ có thể tiếp tục tập cho trẻ nuốt thức ăn tốt hơn. Còn nếu lưỡi trẻ vẫn tiếp tục đẩy thức ăn ra, hãy chờ thêm một thời gian nữa rồi thử lại.

Nắm rõ dấu hiệu trẻ sẵn sàng ăn dặm sẽ giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn. Lưu ý rằng, ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho sức khỏe của bé. Nếu cần thiết, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng.

3. Những sai lầm nên tránh khi áp dụng phương pháp

-    Tập cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy quá sớm: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phương pháp ăn dặm BLW chỉ thích hợp với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Áp dụng phương pháp này cho các trẻ em nhỏ hơn không chỉ làm tăng tỷ lệ thất bại mà còn có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của bé. Đồng thời, bắt bé tập ăn quá sớm cũng có thể khiến bé chán ghét việc ăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn.

-    Lựa chọn thực phẩm không phù hợp: Khi cho trẻ ăn dặm theo phương pháp BLW, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là vô cùng quan trọng. Bỏ qua giai đoạn ăn thức ăn nhuyễn, trẻ sẽ bắt đầu ăn luôn với thức ăn dạng rắn. Do đó, mẹ cần lưu ý chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, như rau củ quả, và hạn chế những thực phẩm có hạt để tránh trẻ bị nghẹn. Mẹ cũng nên hấp hoặc luộc mềm vừa phải để trẻ dễ cầm nắm và nuốt. Những loại thực phẩm khó tiêu, như khoai tây, khoai lang, thịt, cá, chỉ nên cho trẻ ăn từ 7-8 tháng tuổi trở lên.

-    Cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa: Ăn dặm tự chỉ huy BLW chủ yếu nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng cầm nắm, nhai nuốt và làm quen với các loại thực phẩm, chứ không phải để bé ăn nhiều. Vì vậy, mẹ cần chú ý điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

4. Những lưu ý khi thực hiện cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy

Về thức ăn:

-    Khi cho trẻ ăn dặm, cha mẹ nên chọn những món ăn phù hợp với sở thích của trẻ, đồng thời đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Cha mẹ có thể thay đổi kích thước, hình dạng của thức ăn để trẻ ăn được dễ dàng hơn, ví dụ như cắt sợi hay cắt hình que ngắn.

-    Cần lưu ý tránh cho trẻ ăn quá nhiều muối, đường, mật ong, đồ ăn sẵn, thức ăn nhanh, trứng lòng đào hay các loại hạt ngũ cốc. Vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu, chưa hoàn thiện nên sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thu và đào thải các chất này.

Về cách ăn:

-    Tư thế ăn của trẻ cũng được chú trọng. Có thể cho trẻ ngồi ăn trên đùi bố mẹ tuy nhiên tốt nhất nên cho trẻ ngồi trên ghế tập ăn, giúp trẻ quen dần với tư thế ngồi thẳng lưng và hướng về phía bàn ăn.

-    Cha mẹ nên đảm bảo rằng mình chỉ là người cung cấp thức ăn, chứ không phải là người ép bé ăn. Hãy để trẻ tự mình làm quen và độc lập trong việc ăn uống.

-    Nên chọn thời điểm cho trẻ ăn khi bé tỉnh táo, không mệt mỏi, không buồn ngủ hay quấy khóc. Không nên hối thúc hay ép bé ăn những món trẻ không thích hoặc ăn nhiều hơn so với mong muốn của mình.

5. Theo dõi cân nặng cho con bằng Cân trẻ sơ sinh Nhơn Hòa

Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ cũng như khi đã bước vào giai đoạn ăn dặm thì việc theo dõi cân nặng cho trẻ là rất quan trọng. Cân nặng sẽ phần nào phản ánh về tình trạng ăn uống cũng như cách bổ sung dinh dưỡng cho bé có đang mang lại hiệu quả hay không. Chính vì thế, việc sở hữu một chiếc Cân trẻ sơ sinh giúp theo dõi cân nặng thường xuyên một cách tiện dụng là điều không thể thiếu.

Cân trẻ sơ sinh Nhơn Hòa có mức cân tối đa 20 kg với phần đĩa cân được chế tạo từ chất liệu nhựa PP không màu, không mùi, không độc hại, phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, đĩa cân có kích thước lớn (540 x 265 x 80) mm và độ dày 3 mm mang lại sự vững chãi giúp các bậc phụ huynh có thể yên tâm khi đặt các bé lên cân.

-    Vỏ hộp cân được dập định hình từ Tole tấm mild - steel và được sơn tĩnh điện,  giúp tăng độ bền và bảo vệ cân khỏi tác động từ môi trường bên ngoài.

-    Mặt số 8 inches với các vạch chia và số hiển thị được in sắc nét, thuận tiện cho việc đọc kết quả đo.

-    Lò xo cân được làm từ thép lò xo, qua quá trình nhiệt luyện để đảm bảo tính đàn hồi. Bề mặt của lò xo được phủ lớp chống gỉ bằng công nghệ mạ Nikel. Đồng thời, tất cả chốt giữ khung đều được làm bằng thép không gỉ.

Sở hữu Cân trẻ sơ sinh Nhơn Hòa 20 kg, các bậc phụ huynh sẽ có thể đo trọng lượng của bé thường xuyên, theo dõi quá trình và điều chỉnh chế độ ăn theo phác đồ dinh dưỡng phù hợp giúp bé có được sự phát triển về thể chất tốt nhất.

 

 

Tags: Cân trẻ sơ sinh | Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy | Cân trẻ em

Chọn khu vực dưới đây để được chuyển đến Trung tâm bảo hành.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

CLOSE



TOP

NHƠN HÒA SCALE